
Nhiếp ảnh gia kết hợp sự tinh tế nghệ thuật với kiến thức kỹ thuật về máy ảnh và hình ảnh kỹ thuật số để tạo ra những bức ảnh đẹp. Họ làm việc với rất nhiều ngành nghề khác nhau, từ thời gian đến báo chí, kiến trúc, quảng cáo…
Một số người kiếm tiền từ việc bán hình ảnh của họ cho các thư viện hình ảnh và các cơ quan truyền thông. Những người khác được thuê để chụp ảnh cho các sự kiện đặc biệt, chẳng hạn như lễ tổng kết năm học, hôn lễ…
TỔNG QUAN:
- Sở thích: Chụp ảnh – Nghệ thuật và thiết kế – Du lịch, văn hóa – Vận hành kinh doanh – Tin tức thời sự và các xu hướng hiện tại.
- Chuyên môn: Không bắt buộc bằng cấp, nhưng đây cũng là lý do chính khiến cho ngành này có tính cạnh tranh cao. Nhiều người được học việc thông qua việc trở thành các trợ lý cho photographer chuyên nghiệp.
- Thời gian biểu: Lịch trình làm việc có thể được sắp xếp bằng những thông báo ngắn và bất ngờ. Các buổi chụp hình có thể diễn ra vào buổi tối, cuối tuần hoặc phải thực hiện những chuyến đi dài.
- Địa điểm làm việc: Một số nhiếp ảnh gia có thể làm việc ngoài trời, hoặc ra nước ngoài để có những tấm hình phong cảnh đặc sắc. Một số đông khác làm việc trong studio và cũng dành nhiều thời gian làm việc trước máy tính.
- Sự thật là: Photographer có thể dành nhiều giờ để chỉnh sửa ảnh hơn là chụp hình. Việc tạo ra một mạng lưới để xây dựng danh tiếng cá nhân là chìa khóa để thành công.
KỸ NĂNG:
- Có mắt nghệ thuật và kỹ năng thiết kế tốt, trí tưởng tượng tuyệt vời kết hopwj với óc sáng tạo để tạo ra những sản phẩm tốt nhất.
- Khả năng giúp mọi người cảm thấy thoải mái trước máy ảnh và tạo dáng dễ dàng.
- Làm việc tốt với các phần mềm máy tính và có năng khiếu với thiết bị kỹ thuật số.
- Tinh thần kinh doanh và phong cách làm việc chuyên nghiệp, đặc biệt là đối với freelancer hoặc người quản lý kinh doanh riêng.
- Sự nhạy bén để nhìn các chi tiết, hình dạng, hình thức, màu sắc, sự kiên nhẫn và tập trung cao độ.
CON ĐƯỜNG SỰ NGHIỆP:
Hầu hết các nhiếp ảnh gia đều tự làm chủ và làm việc chuyên về một lĩnh vực nào đó. Việc tạo ra một portfolio online hoặc một website về kỹ năng, hình ảnh, cũng như phát triển quan hệ khách hàng là rất quan trọng, điều này giúp bạn đảm bảo có công việc thường xuyên.
Để trở thành một nhiếp ảnh gia, bạn có thể tham gia các khóa học về nhiếp ảnh, nghệ thuật hoặc thiết kế. Ngoài ra, bạn cũng có thể theo học việc từ một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và trở thành phụ tá của họ và học hỏi kỹ năng, kinh nghiệm thực tế.
Sự nhạy bén trong kinh doanh và tự quảng cáo, đối với thành công của nhiếp ảnh gia cũng quan trọng không kém những kỹ năng nghệ thuật và tự sáng tạo.
Các hướng đi sự nghiệp của nhiếp ảnh gia:
- Lifestyle photographer: chụp ảnh gia đình, chân dung, sự kiện.
- Fashion photographer: chụp ảnh quần áo và phụ kiện của các nhà thiết kế nhằm quảng bá thương hiệu thời gian, đặc biệt là trên các tạp chí. Các shoot hình thường được thực hiện ở studio.
- Press photographer: Tạo ra các bức ảnh về các sự kiện và những người liên quan đến chúng, thường là cho các từ báo, tạp chí và website. Thường phải làm việc dưới áp lực để đúng thời hạn.
- Corporate photographer: làm việc với các doanh nghiệp để ghi lại những hình ảnh quảng bá cho hoạt động của tổ chức hoặc giới thiệu sản phẩm, thương hiệu, dịch vụ của họ cho khách hàng.
- Medical photographer: ghi lại các thủ tục y tế, bệnh tật, hoạt động và chấn thương… phục vụ cho hoạt động của các cơ sở y tế, hoặc hỗ trợ cho hiện trường các vụ án như một nhiếp ảnh gia pháp y.